Happy New Year 2015

1
06
23
45
Day
Hours
Mints
Sec
BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 141/2011/TT-BTC
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THANH TOÁN TIỀN NGHỈ PHÉP HÀNG NĂM ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Để phù hợp với yêu cầu thực tế, Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức như sau:
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Thông tư này quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật (gọi tắt là cán bộ, công chức) làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị).
2. Phạm vi thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức theo quy định tại Thông tư này bao gồm các khoản sau:
a) Tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi đi nghỉ phép hàng năm.
b) Thanh toán tiền lương hoặc tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng:
1. Đối tượng được thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm:
a) Cán bộ, công chức đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc) có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán.
b) Cán bộ, công chức công tác tại vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng; con; cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết.
2. Đối tượng được thanh toán tiền lương, hoặc tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm:
a) Các trường hợp được thanh toán tiền lương theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ:
- Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để làm nghĩa vụ quân sự;
- Hết hạn hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ; bị sa thải; nghỉ hưu; chết.
b) Các trường hợp được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:
Cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm thì cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép theo chế độ quy định; trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho cán bộ, công chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Cán bộ, công chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Căn cứ điều kiện công việc thực tế, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ về các trường hợp được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
Điều 3. Nguồn kinh phí thanh toán:
Nguồn kinh phí thanh toán tiền phương tiện đi lại, phụ cấp đi đường khi đi nghỉ phép; thanh toán tiền lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm cho các đối tượng quy định tại Điều 2 nêu trên được bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao và nguồn thu hợp pháp được để lại theo chế độ quy định của cơ quan, đơn vị. Đối với các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thì kinh phí thực hiện thanh toán tiền phương tiện đi lại, phụ cấp đi đường khi đi nghỉ phép hàng năm; kinh phí thực hiện chế độ đối với những ngày chưa đi nghỉ phép hàng năm được tính vào khoản chi phí hoạt động, chi phí hợp lý để xác định phần chênh lệch thu chi của đơn vị.
Điều 4. Chế độ thanh toán tiền phương tiện đi lại; tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm.
1. Nội dung chi và mức thanh toán:
a) Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) và tiền phương tiện đi lại khi nghỉ phép năm.
b) Tiền phương tiện đi lại bao gồm: Tiền phương tiện vận tải (trừ phương tiện máy bay) của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật bao gồm: tiền phương tiện chiều đi và về từ nhà đến ga tàu, bến xe; vé tàu, xe vận chuyển đến nơi nghỉ phép và theo chiều ngược lại.
Mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác (Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu). Trường hợp cán bộ công chức đi nghỉ phép sử dụng phương tiện là máy bay khi có vé hợp pháp sẽ được thanh toán tối đa theo giá cước vận tải khách công cộng bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy phù hợp với tuyến đường đi nghỉ phép.
Đối với những đoạn đường không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi nghỉ phép phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện mà người đi nghỉ phép đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện theo số ki-lô-mét thực đi và đơn giá khoán được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Nếu người đi nghỉ phép năm tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo số ki-lô-mét thực đi, tương ứng với mức giá vận tải phổ biến của loại phương tiện công cộng tại địa phương nhưng không vượt quá mức khoán tiền tự túc phương tiện khi đi công tác và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Trường hợp người đi nghỉ phép năm kết hợp giữa đi công tác và nghỉ phép thăm người thân thì chỉ thanh toán tiền phụ cấp đi đường và không được thanh toán tiền tàu xe đi phép do đã được thanh toán trong công tác phí.
2. Điều kiện, thời hạn; thủ tục thanh toán:
2.1. Điều kiện, thời hạn thanh toán:
a) Tiền phương tiện đi nghỉ phép hàng năm chỉ được thanh toán mỗi năm một lần.
b) Nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó, trường hợp vì công việc được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cho lùi thời gian nghỉ phép sang năm sau thì cũng được thanh toán tiền nghỉ phép năm, nhưng chỉ được thanh toán trong phạm vi thời gian chỉnh lý ngân sách đến hết 31 tháng 01 năm sau.
Đối với cán bộ, công chức đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý và được thanh toán tiền nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2.2. Thủ tục thanh toán:
Ngoài các chứng từ theo quy định tại khoản 1 Điều này, người đi nghỉ phép năm phải có các giấy tờ sau làm căn cứ thanh toán:
a) Giấy nghỉ phép năm do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp.
b) Đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2: Phải có đơn và được chính quyền địa phương nơi thân nhân cư trú hoặc cơ sở y tế xác nhận có người thân bị ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà, hoặc bị chết.
Điều 5. Chế độ chi trả tiền lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.
1. Điều kiện, chứng từ thanh toán:
a) Các trường hợp theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ:
Căn cứ theo giấy báo triệu tập nghĩa vụ quân sự; hợp đồng lao động; quyết định nghỉ hưu; giấy báo tử; xác nhận của cơ quan, đơn vị về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc làm, bị sa thải.
b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:
Có đơn xin nghỉ phép nhưng được Thủ trưởng, cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp quản lý cán bộ, công chức làm việc xác nhận do yêu cầu công việc nên không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép năm hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm.
2. Mức thanh toán và cách thức chi trả:
a) Các trường hợp theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định chi trả tiền lương đối với những ngày chưa nghỉ phép năm, theo mức lương ngạch bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên nghề, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại (nếu có) đang hiện hưởng của từng đối tượng cán bộ, công chức.
- Việc chi trả được thực hiện chậm nhất 01 tháng kể từ khi cán bộ, công chức nghỉ việc.
b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:
- Hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm.
- Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.
- Thời gian chi trả: Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 6: Tổ chức thực hiện
1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 được thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường khi thực sự đi nghỉ phép theo quy định. Trường hợp phát hiện gian lận trong tổ chức thực hiện, ngoài việc phải nộp lại số tiền đã nhận cho cơ quan, đơn vị, các cá nhân vi phạm còn bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc cho phù hợp tính chất đặc thù của từng lực lượng.
3. Các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp được vận dụng quy định tại Thông tư này để thực hiện và phải được ghi trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước tập thể. Khoản thanh toán tiền tàu xe đi phép năm; thanh toán tiền lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm hoặc chưa nghỉ đủ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 7. Hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, thay thế Thông tư số 108 TC/HCVX ngày 30/12/1993 của Bộ Tài chính quy định chế độ phụ cấp tiền tàu, xe cho cán bộ, công nhân viên nhà nước đi nghỉ phép hàng năm. Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với những ngày được nghỉ phép từ năm 2012 trở đi.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn thực hiện./.


KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh
0

 E Calendar 6.5(bấm vào link, đợi 8s, bấm Skip This...ở góc phải để tải file)
                                  DOWNLOAD (24,49 MB)
Tham khảo thêm:
Chức năng chính
- Tra cứu âm dương lịch
- Hiển thị độ tròn / khuyết của mặt trăng thực
- Có thể định nghĩa và sửa đổi các ngày đặc biệt
- Hệ thống lịch hẹn với tính năng tự động báo giờ
- Nhật ký điện tử
- Tùy biến ảnh nền cho bloc, các câu thơ, thành ngữ, tục ngữ… theo định dạng HTML để hiển thị trên bloc
- Đặt lịch trên màn hình nền: Người dùng tùy ý chọn đặt Bảng lịch tháng và/hoặc Tờ lịch ngày (Bloc) tại vị trí xác định trên màn hình. Ảnh lịch được cập nhật tự động mỗi khi người dùng thay đổi hình nền hoặc ngày hệ thống.
- Nhảy đến tương lai hoặc về quá khứ theo một số ngày cho trước.

Các tính năng mới bổ sung so với phiên bản cũ (E*Calendar 6.0 năm 2010)
* Thêm phần hiển thị câu cách ngôn, thành ngữ… trên màn hình nền của Windows.
* Thêm tính năng tự động canh giữa bảng lịch tháng và bloc lịch ngày trên màn hình nền Windows.
* Truy tìm(Lookup) Tìm các mốc thời gian thỏa mãn những điều kiện cho trước, trong một giai đoạn xác định.  
Trong quá trình tìm, có thể ngắt ngang bằng phím ESC. Tìm xong (hoặc ngay cả khi đang tìm) có thể nhảy đến một ngày có trong danh sách kết quả bằng cách nhấp đúp lên ngày đó, hoặc dùng nút lệnh [Nhảy đến...]
Một số trường hợp tìm kiếm cụ thể
1. Tìm năm Dương lịch theo Can / Chi trong một khoảng thời gian định trước
- Liệt kê các năm Dương lịch theo Can (Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ) hoặc theo Chi (Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi) hoặc theo cả Can và Chi
- Kiểm tra một năm Âm lịch có tồn tại hay không.
Ví dụ: Liệt kê những năm Dương lịch có can Âm lịch là “Nhâm” trong thế kỷ 21.
2. Tìm theo ràng buộc ngày, tháng Dương lịch / Âm lịch
Tùy chọn có 4 điều kiện, có thể nhập cả 4 điều kiện hoặc ít hơn. Chẳng hạn, muốn liệt kê tất cả những ngày có ngày Âm lịch là 30, thì chỉ cần nhập 1 điều kiện ở ô ngày Âm lịch (bỏ trống 3 ô còn lại).
Ví dụ: Liệt kê ngày Dương lịch của tất cả những ngày Tết Trung thu.
Lưu ý Khi nhập điều kiện ngày Dương lịch (DL) luôn lớn hơn ngày Âm lịch (ÂL), nhưng không lớn hơn quá 2 tháng.
3. Tìm theo thứ trong tuần, có định dạng tìm “Thứ X thứ N của Tháng Y” trong đó: X=(CN, T2, T3, T4, T5, T6, T7), N=(1 ÷ 5), Y=(1 ÷ 12).
Ví dụ: Liệt kê các ngày thỏa mãn điều kiện vừa là ngày Tết Nguyên Đán vừa là lễ Valentine.
Các lỗi sửa so với phiên bản cũ
* Sửa lỗi “Failed to set data for…” khi đặt tính năng UAC (User Account Control) trên Windows Vista, Windows 7 ở mức cao.
* Sửa lỗi font chữ trên Bloc hết bị lệch sang phải nếu chọn cỡ font hệ thống lớn hơn 100%.
* Sửa lỗi bỏ sót một số ngày trong danh sách lịch hẹn, nhắc việc định kỳ.
0
BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 05/2011/TT-BTTTT
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2011
 THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản năm 2008;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 04 tháng 12 năm 2009;
Căn cứ Luật Bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ đối với bên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (bao gồm: bưu chính; viễn thông và internet; công nghệ thông tin và điện tử; báo chí; xuất bản; phát thanh, truyền hình) và hướng dẫn giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này được áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (sau đây gọi tắt là người sử dụng dịch vụ).
2. Doanh nghiệp, đại lý cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (sau đây gọi tắt là bên cung cấp dịch vụ).
3. Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước).
Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ
1. Tự mình khiếu nại những sai sót liên quan trực tiếp đến dịch vụ do bên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cung cấp.
2. Có quyền rút đơn khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại. Việc rút đơn khiếu nại phải được thực hiện bằng văn bản.
3. Trường hợp người sử dụng dịch vụ là người chưa thành niên, người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại.
4. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn giải quyết tranh chấp khi bên cung cấp dịch vụ không giải quyết trong thời hạn quy định tại Điều 11 Thông tư này hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của bên cung cấp dịch vụ.
5. Có quyền gửi đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
6. Khi thực hiện quyền khiếu nại, người khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ có liên quan đến việc khiếu nại và phải chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, giấy tờ, bằng chứng, căn cứ do mình cung cấp theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ
1. Xây dựng và niêm yết công khai quy trình giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ tại các điểm cung cấp dịch vụ.
2. Tiếp nhận, xem xét và giải quyết đúng thời hạn quy định mọi khiếu nại của người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ do mình cung cấp trong thời hạn quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
3. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ và các thông tin có liên quan đến dịch vụ bị khiếu nại để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại và hướng dẫn giải quyết tranh chấp.
Điều 5. Trách nhiệm hướng dẫn giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý nhà nước
1. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ trong phạm vi địa phương do mình quản lý.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ trong trường hợp vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
Chương II
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Điều 6. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được thực hiện trên nguyên tắc đúng thời hạn quy định, đúng pháp luật và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.
2. Khuyến khích người sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ tiến hành giải quyết khiếu nại thông qua hình thức thỏa thuận, thương lượng.
Điều 7. Hình thức khiếu nại
Người sử dụng dịch vụ có thể khiếu nại trực tiếp tại trụ sở của bên cung cấp dịch vụ hoặc gián tiếp qua điện thoại; khiếu nại bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử với bên cung cấp dịch vụ các nội dung liên quan đến dịch vụ đã được cung cấp.
Điều 8. Điều kiện để khiếu nại được giải quyết
1. Người khiếu nại phải thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Việc khiếu nại phải được thực hiện trong thời hiệu khiếu nại được quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
1. Thời hiệu khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính:
a) Sáu (06) tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp doanh nghiệp không công bố thời gian toàn trình thì thời hiệu này được tính từ ngày bưu gửi được chấp nhận;
b) Một (01) tháng, kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
2. Thời hiệu khiếu nại đối với dịch vụ viễn thông và internet; công nghệ thông tin và điện tử; báo chí; xuất bản; phát thanh, truyền hình:
a) Về giá cước là một (01) tháng kể từ ngày nhận được thông báo hoặc hóa đơn thanh toán cước đầu tiên hoặc kể từ ngày thanh toán cước dịch vụ;
b) Về chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và các vi phạm khác là ba (03) tháng kể từ ngày sử dụng dịch vụ hoặc xảy ra vi phạm.
Điều 10. Tiếp nhận khiếu nại
1. Bên cung cấp dịch vụ khi nhận được khiếu nại của người sử dụng dịch vụ phải cấp phiếu tiếp nhận khiếu nại. Phiếu tiếp nhận khiếu nại có thể được thực hiện dưới hình thức văn bản hoặc thư điện tử và phải thể hiện rõ nội dung khiếu nại của người khiếu nại, yêu cầu giải quyết khiếu nại.
2. Trường hợp không tiếp nhận khiếu nại, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên cung cấp dịch vụ phải có văn bản thông báo cho người khiếu nại biết và nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận khiếu nại.
Điều 11. Thời hạn giải quyết khiếu nại
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính:
a) Không quá hai (02) tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính trong nước;
b) Không quá ba (03) tháng, kể từ ngày nhận được khiếu nại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại đối với dịch vụ viễn thông và internet; công nghệ thông tin và điện tử; báo chí; xuất bản; phát thanh, truyền hình là không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Điều 12. Giải quyết khiếu nại
1. Bên cung cấp dịch vụ tiến hành giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ theo quy trình đã được xây dựng và niêm yết quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về kết quả giải quyết khiếu nại.
3. Trong trường hợp khiếu nại được giải quyết ngay khi người sử dụng dịch vụ trực tiếp đến khiếu nại và đạt được thỏa thuận của hai bên, bên cung cấp dịch vụ không cần phải cấp phiếu tiếp nhận khiếu nại, nhưng phải lập biên bản kết quả giải quyết và lưu vào hồ sơ.
Chương III
HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 13. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ
Trường hợp khiếu nại đã được bên cung cấp dịch vụ giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 11 Thông tư này mà bên cung cấp dịch vụ không giải quyết, thì người sử người sử dụng dịch vụ sẽ được cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông tiến hành hướng dẫn giải quyết tranh chấp khi:
1. Vụ việc khiếu nại chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này hướng dẫn giải quyết tranh chấp.
2. Vụ việc khiếu nại chưa được giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Điều 14. Đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp
1. Đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp phải được người khiếu nại gửi bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp phải nêu rõ ràng, đầy đủ các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm gửi đơn;
b) Họ tên, địa chỉ và số điện thoại (nếu có) của người đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp;
c) Tên, địa chỉ bên cung cấp dịch vụ;
d) Nêu rõ vụ việc khiếu nại, quá trình giải quyết của bên cung cấp dịch vụ và yêu cầu cần được giải quyết.
Điều 15. Thời hiệu gửi đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp
Thời hiệu gửi đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp là mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được kết quả giải quyết khiếu nại của bên cung cấp dịch vụ hoặc kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 11 Thông tư này, mà bên cung cấp dịch vụ không giải quyết đơn khiếu nại theo quy định.
Điều 16. Tiếp nhận đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp
1. Trường hợp vụ việc khiếu nại đảm bảo những điều kiện quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 Thông tư này thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, tiếp nhận đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp, cấp phiếu tiếp nhận đơn và tiến hành hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người khiếu nại với bên cung cấp dịch vụ.
2. Trường hợp vụ việc khiếu nại không đảm bảo một trong những điều kiện quy định Điều 13, Điều 14, Điều 15 Thông tư thì cơ quan quản lý nhà nước nhận được đơn có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể cho người đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp thực hiện trình tự thủ tục theo quy định.
Điều 17. Chuẩn bị hướng dẫn giải quyết tranh chấp
Cơ quan tiếp nhận đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp tiến hành:
1. Yêu cầu người sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ cung cấp đầy đủ hồ sơ giải quyết khiếu nại (đối với vụ việc khiếu nại đã được bên cung cấp dịch vụ giải quyết).
2. Yêu cầu bên cung cấp dịch vụ bị khiếu nại cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc khiếu nại.
3. Xem xét, xác minh các nội dung khiếu nại, tổ chức hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người khiếu nại và bên cung cấp dịch vụ bị khiếu nại.
Điều 18. Tổ chức hướng dẫn giải quyết tranh chấp
1. Việc hướng dẫn giải quyết tranh chấp được tiến hành giải quyết tại trụ sở cơ quan hướng dẫn giải quyết tranh chấp với sự có mặt của người sử dụng dịch vụ hoặc người đại diện hợp pháp của của người sử dụng dịch vụ; người đại diện hợp pháp của bên cung cấp dịch vụ bị khiếu nại. Quá trình hướng dẫn giải quyết tranh chấp phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện cơ quan hướng dẫn giải quyết tranh chấp và các bên tranh chấp.
2. Trường hợp người sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ không đạt được thỏa thuận, thì hai bên có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Điều 19. Thời hạn hướng dẫn giải quyết tranh chấp
Thời hạn hướng dẫn giải quyết tranh chấp là hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Tổ chức thực hiện
1. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ thuộc phạm vi quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
3. Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp Thanh tra Bộ trong quá trình hướng dẫn giải quyết tranh chấp.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để giải đáp, sửa đổi, bổ sung.
Điều 21. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011, thay thế Quyết định số 05/2007/QĐ-BBCVT ngày 05/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành Quy định về giải quyết khiếu nại và hướng dẫn giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ với bên cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet./. 


BỘ TRƯỞNG
Lê Doãn Hợp
 MẪU SỐ 1
(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ TTT)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày .... tháng .... năm .......
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Kính gửi: ............................................................................................... (1)
Họ và tên: ....................................................................................... (2)
Địa chỉ: ...........................................................Số điện thoại: ............................
Họ tên địa chỉ người cung cấp dịch vụ .............................................................................
Nội dung khiếu nại ................................................................................................. (3)
(Tài liệu, chứng từ kèm theo - nếu có)
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hướng dẫn tranh chấp.
(2) Họ tên của người đề nghị giải quyết tranh chấp,
Nếu là đại diện cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
(3) Nội dung khiếu nại
- Ghi tóm tắt sự việc dẫn đến khiếu nại;
- Kết quả giải quyết của bên cung cấp dịch vụ;
- Yêu cầu được giải quyết;
MẪU SỐ 2
(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ TTT) 
1).......................... (2)...........................
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: ........../ ..................(3)
......., ngày .... tháng .... năm ......

PHIẾU TIẾP NHẬN ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỚNG DẪN TRANH CHẤP
Kính gửi:..............................(4)
Ngày ..... tháng ..... năm ............................................................................. (2) nhận được đơn đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp của ................... (4)
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Căn cứ nội dung đơn đề nghị; theo quy định tại Thông tư số ..... ngày ... tháng .... năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông , .......... (2) thấy đơn đề nghị của ông (bà) đủ điều kiện để được hướng dẫn giải quyết tranh chấp.
.................................. (2) thông báo để ông (bà) biết.
Sau khi xem xét, xác minh ............ (2 ) sẽ tiến hành hướng dẫn giải quyết vụ việc tranh chấp theo quy định.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ......
.......................................... (5)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có).
(2) Tên cơ quan tiếp nhận.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan tiếp nhận.
(4) Họ tên người đề nghị
(5) Chức danh thủ trưởng cơ quan tiếp nhận.
MẪU SỐ 3
(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ TTT) 
(1).......................... (2)...........................
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: ........../ ..................(3)
V/ hướng dẫn giải quyết tranh chấp
......., ngày .... tháng .... năm .......

GIẤY MỜI
Kính gửi........................................................... (4) hoặc (5)
Sau khi xem xét, xác minh nội dung đơn đề nghị giải quyết tranh chấp của ông (bà) ......... (4); căn cứ Thông tư số ........ ngày ...... tháng ..... năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông , ................ (2) kính mời ông (bà) ..... (4) hoặc (5)
Đúng ........ giờ ............. ngày ............ tháng ............. năm ........ có mặt tại ... để được hướng dẫn giải quyết tranh chấp theo quy định.
Đề nghị ông (bà) đến đúng thời gian, địa điểm nêu trên; khi đến mang theo giấy mời.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ......
.......................................... (6)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có).
(2) Tên cơ quan gửi giấy mời.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan gửi giấy mời.
(4) Họ tên người đề nghị hướng dẫn giải quyết tranh chấp.
(5) Đại diện bên cung cấp dịch vụ bị khiếu nại;
(6) Chức danh của người gửi giấy mời.
MẪU SỐ 4
(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ TTT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
....., ngày .... tháng .... năm .......
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: ............................................................................................... (1)
Họ và tên: ....................................................................................... (2)
Địa chỉ: ..................................................................Số điện thoại: ............................
Nội dung khiếu nại .................................................................................................... (3)
......................................................................................................................................
(Tài liệu, chứng từ kèm theo - nếu có)
Người Khiếu nại
(Ký và ghi rõ họ tên)
(1 ) Tên bên cung cấp dịch vụ..
(2) Họ tên của người khiếu nại,
Nếu là đại diện cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
(3) Nội dung khiếu nại
- Nêu rõ nội dung khiếu nại;
- Yêu cầu được giải quyết;
MẪU SỐ 5
(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TT-BTTTT ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ TTT) 
(1).......................... (2)...........................
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: ........../ ..................(3)
......., ngày .... tháng .... năm ......

PHIẾU TIẾP NHẬN ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi:.............................(4)
Ngày ..... tháng ..... năm ................. (2) nhận được đơn khiếu nại của...................(4)
Địa chỉ: ......................................................................................................
Căn cứ nội dung đơn khiếu nại; theo quy định tại Thông tư số ..... ngày ... tháng ..... năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông , .......... (2) thấy đơn khiếu nại của ông (bà) đủ điều kiện để được giải quyết............ (2)thông báo để ông (bà) biết.
Sau khi xem xét, xác minh............ (2) sẽ giải quyết khiếu nại của ông (bà) theo quy định.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ......
.......................................... (5)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có).
(2) Tên cơ quan tiếp nhận.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan tiếp nhận.
(4) Họ tên người đề nghị
(5) Chức danh thủ trưởng cơ quan tiếp nhận.
0
BỘ CÔNG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 50/2011/TT-BCA
Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2011
 THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIẾP CÔNG DÂN ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 89/CP ngày 07 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân;
Căn cứ Nghị định số 63/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác tiếp công dân;
Bộ Công an quy định tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân (CAND), như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mục đích, nguyên tắc, trách nhiệm, trình tự, thủ tục tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (sau đây gọi chung là tiếp công dân) thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết của lực lượng CAND.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức; cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết của lực lượng Công an nhân dân được áp dụng theo quy định của Thông tư này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
3. Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương.
Điều 2. Mục đích của tiếp công dân
1. Tiếp nhận, xử lý kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có liên quan đến trách nhiệm giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng CAND theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng pháp luật, đúng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện tiếp công dân
1. Công khai, minh bạch, thủ tục đơn giản, thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Tiến hành trực tiếp tại nơi tiếp công dân hoặc tiếp công dân đột xuất, lưu động theo chỉ đạo của lãnh đạo Công an các cấp.
3. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư này, đồng thời phải gắn với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Chương 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN
Điều 4. Nơi tiếp công dân của Công an các cấp
1. Ở Bộ: Trụ sở tiếp công dân của Bộ Công an tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Thanh tra Bộ), đảm bảo thuận tiện cho việc tiếp công dân và phải bố trí lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ. Trong trường hợp cần thiết (khiếu kiện đông người, gây mất trật tự công cộng …) Công an thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm cử lực lượng để phối hợp nhằm đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực tiếp công dân của Bộ Công an.
Đối với khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các Tổng cục, Bộ tư lệnh, Vụ, Cục, Viện trực thuộc Bộ và các đơn vị chức năng liên quan, khi cần thiết cán bộ tiếp công dân thuộc trụ sở tiếp công dân của Bộ thông báo cho Thủ trưởng đơn vị đó cử cán bộ phối hợp tham gia tiếp công dân theo quy định.
2. Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh tổ chức tiếp công dân tại trụ sở làm việc của Tổng cục, Bộ Tư lệnh.
3. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Công an cấp tỉnh); Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Công an cấp huyện) bố trí tiếp công dân tại một địa điểm thuận tiện, bảo đảm các điều kiện để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.
4. Tại nơi tiếp công dân ngoài nội quy tiếp công dân theo quy định chung của Bộ còn phải niêm yết công khai họ tên, cấp bậc, chức vụ, thời gian, lịch tiếp công dân của Thủ trưởng và của cán bộ tiếp công dân. Có tủ sách pháp luật để công dân tham khảo khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo.
5. Nơi tiếp công dân của các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện giao cho Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm bố trí lực lượng đảm bảo trật tự, an toàn nơi tiếp công dân.
Điều 5. Cán bộ tiếp công dân
1. Thanh tra Bộ, các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Công an cấp tỉnh bố trí cán bộ Thanh tra tiếp công dân thường xuyên.
2. Công an cấp huyện bố trí cán bộ trực ban tiếp công dân. Khi có công dân đến khiếu nại, tố cáo thì cán bộ trực ban tiếp công dân có trách nhiệm phối hợp với cán bộ Thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để tiếp công dân.
3. Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân phải có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm; được đào tạo nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; có kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm giải quyết công việc; tác phong, thái độ khiêm tốn. Khi tiếp công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ CAND.
Điều 6. Tổ chức tiếp công dân
1. Thủ trưởng Công an các cấp định kỳ tiếp công dân theo quy định sau:
a) Bộ trưởng định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại Trụ sở tiếp công dân của Bộ (thời gian cụ thể do Thanh tra Bộ thống nhất với Văn phòng Bộ ấn định);
b) Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại nơi tiếp công dân của các Tổng cục, Bộ Tư lệnh (thời gian cụ thể do Thủ trưởng các đơn vị ấn định);
c) Giám đốc Công an cấp tỉnh định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại nơi tiếp công dân của Công an cấp tỉnh (thời gian cụ thể do Giám đốc Công an cấp tỉnh ấn định);
d) Trưởng Công an cấp huyện định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày tại nơi tiếp công dân của Công an cấp huyện, các ngày khác giao cho cán bộ trực ban đơn vị làm nhiệm vụ tiếp công dân;
đ) Trưởng Công an cấp phường định kỳ tiếp công dân mỗi tháng ít nhất một ngày, các ngày khác giao cho cán bộ trực ban đơn vị làm nhiệm vụ tiếp công dân.
Các đơn vị, cá nhân được Thủ trưởng Công an các cấp tham mưu trong công tác tiếp công dân có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ Thủ trưởng tiếp công dân.
2. Tổ chức tiếp công dân đột xuất hoặc lưu động.
Thủ trưởng Công an các cấp ngoài việc tiếp công dân định kỳ, còn phải tiếp công dân đột xuất hoặc lưu động trong các trường hợp sau:
a) Khiếu nại, tố cáo gay gắt, phức tạp;
b) Khiếu nại, tố cáo nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm phạm đến tính mạng của công dân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
c) Tiếp công dân theo yêu cầu của cấp trên.
3. Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Bộ Tư lệnh và Thanh tra Công an cấp tỉnh tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo giờ hành chính vào các ngày làm việc trong tuần, do cán bộ tiếp công dân đảm nhiệm. Khi cần thiết hoặc khi cấp trên giao, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương phải trực tiếp tiếp công dân.
Điều 7. Trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các cấp khi tiếp công dân
1. Thủ trưởng Công an các cấp phải trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ. Trường hợp có lý do chính đáng thì phân công cấp phó tiếp và thông báo công khai cho công dân biết.
2. Khi tiếp công dân, Thủ trưởng Công an các cấp phải lắng nghe, ghi chép, xử lý và chỉ đạo giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Khi tiếp công dân Thủ trưởng Công an các cấp phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo cho công dân. Nếu chưa trả lời ngay được thì phải thông báo rõ cho công dân biết thời gian giải quyết và thời gian trả lời theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Thanh tra Công an các cấp trong việc giúp Thủ trưởng tiếp công dân
1. Chánh Thanh tra Công an các cấp có trách nhiệm:
a) Tham mưu cho Thủ trưởng trong công tác tiếp công dân; chuẩn bị kế hoạch, các điều kiện cần thiết để Thủ trưởng tiếp công dân, trừ trường hợp tiếp công dân đột xuất;
b) Chuẩn bị đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại, tố cáo mà Thủ trưởng đơn vị sẽ tiếp công dân;
c) Cử cán bộ chuyên môn ghi chép nội dung tiếp công dân, nhận các thông tin, tài liệu do công dân cung cấp;
d) Đề nghị lãnh đạo đơn vị Công an có liên quan nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân cùng dự tiếp công dân với Thủ trưởng để thực hiện các yêu cầu của Thủ trưởng giao sau khi tiếp công dân.
2. Kết thúc việc tiếp công dân của Thủ trưởng, Chánh Thanh tra và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm giúp Thủ trưởng chuẩn bị các văn bản trả lời công dân.
3. Chánh Thanh tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị, cá nhân thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Công an cùng cấp.
Điều 9. Khi tiếp công dân cán bộ tiếp công dân có quyền
1. Từ chối tiếp nhận những khiếu nại, tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và đã có hiệu lực thi hành; những khiếu nại đã hết thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối tiếp công dân đến trụ sở tiếp công dân trong các trường hợp sau:
- Trong tình trạng say do dùng rượu, bia, hoặc chất kích thích khác;
- Bị mắc bệnh tâm thần;
- Người đang bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
- Người được ủy quyền, người giám hộ nhưng không đủ giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Người gây rối làm mất trật tự tại nơi tiếp công dân;
- Người có hành vi manh động, xúc phạm danh dự nhân phẩm cán bộ tiếp công dân.
3. Khi có vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người; gây phức tạp đến an ninh, trật tự … có quyền yêu cầu Công an đơn vị, địa phương (nơi có công dân đến khiếu nại, tố cáo) cử cán bộ có trách nhiệm đến Trụ sở tiếp công dân để phối hợp đưa công dân trở về địa phương giải quyết.
MỤC 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH TIẾP CÔNG DÂN
Điều 10. Cán bộ tiếp công dân phải thực hiện đúng trình tự sau
1. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo. Nếu là người được ủy quyền khiếu nại, là người giám hộ, người đại diện của cơ quan, tổ chức phải có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp công dân tố cáo có yêu cầu giữ bí mật thì cán bộ tiếp công dân phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và yêu cầu người tố cáo ký xác nhận và có trách nhiệm giữ bí mật cho người tố cáo.
2. Giải thích về quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại; tố cáo; trách nhiệm của công dân trong việc cung cấp các thông tin cho cơ quan Công an theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Nghe công dân phản ánh, trình bày nguyện vọng, khiếu nại, tố cáo. Mở số theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung công dân trình bày. Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có thể yêu cầu họ viết thành văn bản và ký tên xác nhận hoặc cán bộ tiếp công dân ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo và yêu cầu họ ký xác nhận.
4. Tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu liên quan khác nếu việc khiếu nại, tố cáo có căn cứ và thuộc thẩm quyền cấp mình giải quyết.
Điều 11. Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại, tố cáo cung cấp
1. Khi người khiếu nại, tố cáo cung cấp các thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến khiếu nại, tố cáo như: Quyết định hành chính bị khiếu nại, hành vi hành chính, Quyết định giải quyết khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền (nếu có), các tài liệu, bằng chứng khác có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo … thì cán bộ tiếp công dân phải kiểm tra tính hợp lệ của các tài liệu do người khiếu nại, tố cáo cung cấp.
2. Sau khi kiểm tra, đối chiếu tài liệu, bằng chứng, cán bộ tiếp công dân phải viết giấy biên nhận (thành hai bản), ghi lại tên các tài liệu, tình trạng tài liệu, bằng chứng (chú ý ghi rõ loại tài liệu là bản gốc hay bản sao …). Yêu cầu người khiếu nại, tố cáo ký vào giấy biên nhận, giao một bản cho người khiếu nại, tố cáo một bản chuyển sang bộ phận thụ lý cùng các tài liệu, bằng chứng đã nhận.
Điều 12. Việc tiếp nhận, phân loại xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Thông tư số 63/2010/TT-BCA-V24 ngày 29/12/2010 của Bộ Công an hướng dẫn quản lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo CAND.
Chương 3.
XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP CÓ ĐOÀN ĐÔNG NGƯỜI KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 13. Xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo về các nội dung khác nhau
Trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo cùng đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo về các nội dung khác nhau thì cán bộ tiếp công dân tiếp từng người theo từng nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân.
Điều 14. Xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung
Trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo (từ 5 người trở lên) cùng đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì yêu cầu những người khiếu nại, tố cáo cử đại diện trình bày với cán bộ tiếp công dân. Nếu có từ 5 đến 10 người đến thì cử 1 hoặc 2 người đại diện; nếu có trên 10 ngày thì số người đại diện nhiều hơn, nhưng tối đa không quá 5 người.
Cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu, ghi chép đầy đủ ý kiến trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo của người đại diện, đọc lại cho người đại diện nghe và yêu cầu ký xác nhận.
Sau khi tiếp nhận đơn, các thông tin, tài liệu do người đại diện khiếu nại, tố cáo cung cấp thì cán bộ tiếp công dân báo cáo với Thủ trưởng đơn vị để thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền) hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết (nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền).
Điều 15. Xử lý trường hợp khiếu nại, tố cáo phức tạp có nhiều người tham gia
Trường hợp khiếu nại, tố cáo phức tạp có nhiều người tham gia (từ 30 người trở lên) thái độ gay gắt, bức xúc thì cán bộ tiếp dân phải bình tĩnh, nhanh chóng nắm bắt nội dung cơ bản của vụ việc, các thông tin, tài liệu liên quan và yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo; báo cáo nhanh và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị, có thể huy động thêm cán bộ để tham gia tiếp công dân khi thấy cần thiết, đồng thời liên lạc với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương hoặc cơ quan nơi xảy ra vụ việc để thu thập thông tin nhanh chóng về nguồn gốc, diễn biến, quá trình giải quyết vụ việc ở cơ sở và những thông tin cần thiết khác có liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại, tố cáo.
Trường hợp vụ việc phức tạp đã qua nhiều lần, nhiều cấp giải quyết mà công dân vẫn không đồng ý thì đề nghị địa phương cử cán bộ có thẩm quyền, trách nhiệm cùng phối hợp tiếp công dân.
Điều 16. Tiếp đại diện của người khiếu nại, tố cáo trong trường hợp có nhiều người tham gia
Trên cơ sở thông tin ban đầu và ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị, việc tiếp công dân thực hiện theo các bước sau:
1. Yêu cầu những người khiếu nại, tố cáo cử đại diện để làm việc với cán bộ tiếp công dân. Trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm tiếp công dân.
Đối với những cá nhân có hành vi gây rối, vi phạm nội quy, quy chế tiếp công dân thì phải từ chối, không để người đó làm đại diện, hoặc lôi kéo, kích động quần chúng gây mất an ninh, trật tự hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật.
2. Mời người đại diện vào phòng làm việc để trình bày nội dung vụ việc, số người còn lại bố trí tại phòng chờ ở khu vực khác. Yêu cầu người đại diện trình bày các nội dung của vụ việc và các yêu cầu giải quyết. Cần xác định rõ nguyên nhân, động cơ của việc khiếu nại, tố cáo là do chậm giải quyết, do giải quyết chưa thỏa đáng, do người khiếu nại, tố cáo lợi dụng quyền dân chủ hay vì một lý do nào khác … để đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
3. Trong quá trình tiếp công dân, cần chú ý phân loại các ý kiến, người có quyền, lợi ích trực tiếp với việc khiếu nại, tố cáo, người lợi dụng, kích động, người đi theo, đối tượng chính sách để có biện pháp xử lý kịp thời.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 72/1998/QĐ-BNV(V24) ngày 20/02/1998 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Quy chế tiếp công dân trong lực lượng CAND.
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tiếp công dân theo quy định của Chính phủ, của Tổng Thanh tra Chính phủ và các quy định tại Thông tư này.
2. Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đối với Công an các đơn vị, địa phương; định kỳ báo cáo lãnh đạo Bộ để chỉ đạo. Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương cùng cấp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Công an cùng cấp.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ (qua Thanh tra Bộ) để được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời. 


BỘ TRƯỞNG
ĐẠI TƯỚNG
Lê Hồng Anh
0